Song song với những quy định của pháp luật về quảng cáo ngày càng được hoàn thiện hơn thì với sự ra đời của nhiều văn vản pháp luật quy định hướng đẫn về các hoạt động quảng cáo đã được Quốc hội thông qua cũng rất được quan tâm và chú trọng thực hiện. Trên thực tế quảng cáo trên truyền hình có thể thấy thông qua những vấn đề như sau:
1 - Thời điểm phát sóng quảng cáo: Nhằm để việc quảng cáo không ảnh hưởng đến những chương trình tivi khác cũng như tránh gây tâm lý ức chế cho khán giả truyền hình khi phải xem quá nhiều phim quảng cáo vào thời gian nghỉ ngơi thư gian. Thì luật đã quy định cụ thể những thời điểm cấm phát quảng cáo trên đài truyền hình dưới mọi hình thức.
+Thứ nhất: Là không được quảng cáo trong các chương trình thời sự, quy định này xuất phát từ vai trò cung cấp thông tin kinh tế chính trị quan trọng ở trong nước và quốc tế trên chương trình thời sự. Thế nhưng việc quy định như thế nào là 1 chương trình thời sự thì lại chưa cụ thể nên sẽ không thể xác định được đâu là vi phạm hay không vi phạm ở trường hợp này.
+Thứ hai: Là không phát phim quảng cáo ngay sau nhạc hiệu chương trình nhằm tránh chương trình bị cắt ngang khiến người xem khó theo dõi và tránh tính rời rạc cho chương trình.
Thứ ba: không chiếu quảng cáo những sản phẩm có nội dung và hình thức của quảng cáo gây mất thẩm mĩ và không phù hợp với tâm lý và phong tục tập quán của dân tộc từ 18h - 20h hàng ngày. Thứ tư: không phát quảng cáo quá 2 lần trong một chương trình phim truyện, quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi giải trí.
2 - Thời lượng phát sóng quảng cáo truyền hình: Với mục đích để hạn chế tình trạng thương mại hóa các phương tiện truyền thông đại chúng và đảm bảo sự cân đối giữa quảng cáo với những chương trình khác, …của đài truyền hình tránh việc quá lạm dụng quảng cáo trên truyền hình khiến các chương trình bị cắt xén quá nhiều để chèn quảng cáo vào làm giảm tính thông tin và hiệu quả của nhưng chương trình truyền hình khác. Theo quy định thì thời lượng quảng cáo truyền hình không được quá 5% thời lượng của chương trình chính.
3 - Hình thức thể hiện của những chương trình quảng cáo truyền hình:
Các đài truyền hình phải thể hiện rõ chuyên mục quảng cáo cho khán giả truyền hình bằng việc bắt đầu chuyên mục này bằng dòng chữ “chương trình quảng cáo” cùng với nhạc hiệu để thông báo về việc quảng cáo. Bên cạnh đó các chương trình chuyên quảng cáo phải thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của các chương trình đó cho người xem từ đầu chương trình.
Hiện nay quảng cáo trên truyền hình có thêm hình thức quảng cáo đặc biệt nữa là quảng cáo Pop up trong những bảng chữ giới thiệu về chương trình đó chính là các hình ảnh động hoặc tĩnh không có âm thanh gắn ở các vị trí chân màn hình của những bảng chữ giới thiệu chương trình. Với phương thức quảng cáo này vừa đảm bảo việc truyền tải thông tin những chương trình đang phát sóng lại vừa có thể truyền tải được thông điệp quảng cáo tới người xem truyền hình và đặc biệt giá của các quảng cáo Pop up thường rẻ hơn so với các phương thức quảng cáo truyền hình thông thường khác rất nhiều.
4 - Nội dung của các chương trình quảng cáo truyền hình:
Hiện nay chưa có một văn bản nào quy định về nội dung trong phim quảng cáo truyền hình thế nhưng chúng ta có thể thấy những mẫu quảng cáo đề cao tính nhân văn và tinh thần dân tộc hay nhưng việc làm tốt, việc làm ý nghĩa,… đều được người xem truyền hình đón nhận và nghi nhớ rất lâu. Còn những nội dung đi ngược lại với truyền thống của ông cha luôn bị khán giả tảy chay.